Đền Trần Nam Định là khu di tích nổi tiếng lâu đời và tâm linh của tỉnh Nam Định, thu hút được nhiều du khách đến dự lễ khai ấn đầu năm và lễ hội đền Trần tháng 8 âm lịch hàng năm. Bài viết sau đây, sẽ tổng hợp những thông tin về đền Trần Nam Định dành cho du khách.
Đền Trần Nam Định ở đâu?
Đền Trần Nam Định có vị trí nằm tại quốc lộ 10, thuộc đường Trần Thừa, phường Lộc Vương, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Đền Trần Nam Định là một công trình có kiến trúc độc đáo được xây dựng từ năm 1695 trên một Thái miếu cũ, nhưng đã bị quân Minh xâm lược và bị tàn phá nặng nề. Sau này, đền đã được phục hồi lại nhanh chóng và xây dựng khang trang hơn, để tôn thờ 14 vị vua nhà Trần và các quan tướng có công hào hùng với đất nước.
Đến nay, đền Trần Nam Định đã tồn tại và trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử dân tộc ta. Đây không chỉ là địa điểm thu hút được nhiều khách du lịch, mà còn là biểu tượng cho lòng yêu nước và tự hào của dân tộc ta. Ngoài ra, đền Trần không chỉ nổi tiếng với những du khách trong nước, mà đền Trần Nam Định còn được nhiều du khách quốc tế biết đến và tới đây, để tìm hiểu văn hóa và lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.
- Địa chỉ: Trần Thừa, Lộc Vượng, TP. Nam Định, Nam Định.
Lịch sử đền Trần Nam Định
Đền Trần Nam Định theo sử sách ghi lại là Thái miếu cũ của nhà Trần là Phủ Thiên Trường, được biết đến là kinh đô thứ hai của nước Đại Việt, đứng sau là kinh thành Thăng Long. Năm 1258, khi quân Nguyên Mông bắt đầu xâm lược nước ta, dân và quân nhà Trần đã thực hiện chiến lược “vườn không nhà trống”, rút khỏi kinh thành Thăng Long để về Phủ Thiên Trường chờ thời cơ phản công.
Vào ngày 14 tháng Giêng Âm lịch, tại Phủ Thiên Trường vua Trần Thái Tông đã mở tiệc để chiêu đãi và phong tước cho những vị tướng kiệt xuất đã có công đánh giặc. Đồng thời tại đây, vua Trần Thái Tông đã cho nghi thức khai ấn được diễn ra để đánh dấu sự khởi đầu cho năm mới, với lễ cúng cho các bậc tổ tiên và cầu bình an, may mắn cho đất nước. Kể từ đó, nghi thức khai ấn đền Trần hàng năm vẫn được lưu giữ cho đến hiện tại, để tưởng nhớ và tri ân các vị vua Trần và tướng lĩnh thời xưa đã có công lao gìn giữ đất nước.
Kiến trúc đền Trần Nam Định
Trong khuôn viên đền Trần gồm có 3 ngôi đền được xây dựng với lối kiến trúc cổ kính và độc đáo như đền Thiên Trường, đền Cố Trạch và đền Trùng Hoa.
Đền Thiên Trường
Đền Thiên Trường hay còn có cái tên khác là đền Thượng, có vị trí nằm ngay trung tâm khuôn viên của đền Trần. Đền Thiên Trường được biết là nơi làm việc và sinh hoạt hàng ngày của các Thái thượng hoàng nhà Trần. Vì vậy, đền Thiên Trường có lối kiến trúc tôn nghiêm và cổ kính, với những họa tiết tỉ mỉ và tinh xảo được chế tác từ gỗ lim và đá, bởi những nghệ nhân tài hoa xa xưa.
Đền Cố Trạch
Đền Cố Trạch hay còn gọi là đền Hạ, có vị trí nằm ở phía Đông đền Trần. Năm 1868, dưới triều đại vua Tự Đức, một mảnh bia đã được tìm thấy ở phía Đông có dòng chữ “Hưng Đạo thân vương cố trạch”. Vì vậy, đến năm 1895 khi đền được xây dựng xong, thì tên Cố Trạch đã được dùng để đặt tên cho ngôi đền này.
Đền Trùng Hoa
Đền Trùng Hoa được xây dựng vào năm 2000 ở phía Tây đền Trần, nguyên mẫu của đền Trùng Hoa là cung Trùng Hoa, là nơi các vị vua của triều đại nhà Trần đến để tham vấn các vị Thái thượng hoàng. Trong đền Trùng Hoa có 14 pho tượng đồng, tượng trưng cho 14 vị vua của thời nhà Trần. Những pho tượng này có vị trí được đặt tại tòa trung đường và tòa chính tẩm của đền.
Các lễ hội tại đền Trần Nam Định
Hàng năm, sẽ có hai ngày lễ hội lớn được tổ chức tại đền Trần là lễ khai Ấn vào tháng Giêng và hội đền Trần vào tháng 8 âm lịch.
Lễ khai Ấn
Lễ khai Ấn được diễn ra vào ngày 14 và 15 tháng Giêng Âm lịch hàng năm. Tối ngày 14 là nghi thức rước hòm chứa Ấn bên trong, hòm sẽ được rước từ nội cung đền Cố Trạch cho đến đền Thiên Trường. Vào 1 giờ sáng ngày 15, nghi lễ khai Ấn được bắt đầu diễn ra. Ấn sau khi đã được mở, mọi người sẽ vào đền để cầu mong những tài lộc, may mắn, hạnh phúc cùng người thân và gia đình của mình.
Hội đền Trần Nam Định
Hội đền Trần được tổ chức vào ngày 15 đến ngày 20 tháng 8 Âm lịch hàng năm. Lễ hội bao gồm nhiều nghi thức như dâng hương, rước kiệu, rước nước,… Cùng với đó, là phần Hội với nhiều hoạt động vui chơi giải trí mang đậm nét văn hóa dân gian như hát văn, múa lân, đi cầu kiều, chơi cờ thẻ, đấu vật,…
Trên đây Du Lịch Nghỉ Mát đã tổng hợp những thông tin về địa chỉ, lịch sử, kiến trúc và các lễ hội ở đền Trần Nam Định dành cho du khách. Hy vọng du khách sẽ có những trải nghiệm thú vị, khi tới địa điểm du lịch nổi tiếng lâu đời và tâm linh này.